Theo đánh giá của Nhà cái uy tín 360, thì Sâm là một trò chơi bài lá với sự kết hợp giữa Tiến lên miền Nam và Tiến lên miền Bắc. Vậy nhưng chính xác thì cách chơi Sâm như nào là chuẩn nhất, hãy cùng các chuyên gia của Nhacaiuytin360 tìm hiểu nhé anh em.

Sâm là gì?

Sâm là gì?

Sâm hay còn gọi là Sâm lốc, giống với phần lớn các trò chơi game bài khác, sử dụng bộ bài Tây 52 lá. Đây là một trò chơi được nhiều người biết đến ở nước ta. Sâm lốc phổ biến ở miền Bắc hơn các vùng miền còn lại. Nếu có dịp đi đến khu vực này, bạn sẽ thấy hầu như người nào cũng biết chơi Sâm lốc.

Luật chơi Sâm

Như đã nói ở phần trước đó, luật đánh Sâm có nhiều điểm tương đồng với trò Tiến lên. Vậy những đặc trưng riêng của Sâm lốc là gì? Chúng ta cùng phân tích lượng người chơi và bộ bài được sử dụng trong Sâm lốc để làm rõ vấn đề:

Cách đánh Sâm quy định mỗi ván bài sẽ có 2 đến 4 thành viên tham gia.Khi bắt đầu một ván bài Sâm lốc, mỗi người chơi sẽ được chia 10 lá bài (khác với trò Tiến lên là 13 lá).Trong ván chơi đầu tiên, người nào giữ quân bài nhỏ nhất so với những người khác sẽ được đánh trước. Từ ván thứ 2 trở đi, người nào về nhất ở ván trước thì sẽ được quyền đi đầu tiên.

Những thuật ngữ trong Sâm

Bài lẻ (bài rác)

Những quân bài lẻ hay bài rác là những quân bài không thể ghép với nhau thành đôi hay sám,… Trong cách chơi Sâm lốc, thứ tự các lá bài từ bé đến lớn là 3, 4, 5, …, J, Q, K, A, 2. Như vậy, 2 là quân bài lớn nhất và 3 là quân bài nhỏ nhất.

Đôi

Đôi là hai là bài giống nhau về giá trị. Ví dụ như 2 quân 3 thì gọi là đôi 3, 2 quân 8 thì gọi là đôi 8. Theo luật Sâm lốc, đôi 3 là đôi nhỏ nhất và lớn nhất là đôi 2.

Sám

Sám là 3 lá bài cùng giá trị. Ví dụ: 3 quân 5 là sám 5, 3 quân 6 là sám 6. Thứ tự sám từ nhỏ đến lớn tương tự như bài lẻ.

Tứ quý

Tứ quý là bộ bài có 4 lá bài có giá trị như nhau. Ví dụ như 4 lá J thì là tứ quý J. Thứ tự từ nhỏ đến lớn cũng tương tự như các tay bài khác. Trong đó tứ quý 3 là nhỏ nhất và tứ quý 2 là lớn nhất.

Sảnh

Sảnh là thuật ngữ dùng để chỉ các tay bài gồm 3 lá trở lên và có giá trị liên tiếp nhau. Trong hướng dẫn chơi Sâm, sảnh nhỏ nhất là sảnh bắt đầu từ quân Át và sảnh lớn nhất là sảnh kết thúc bởi quân bài A.

Ăn trắng

Khi người chơi sở hữu một tập bài quá mạnh, không cần đánh cũng thắng thì đây chính là ăn trắng. Ăn trắng được tính khi người chơi sở hữu các tập hợp bài sau đây:

Cả 10 lá bài trong tay đều người chơi cùng màu đỏ hoặc đen (không nhất thiết phải là cùng chất).Người chơi nắm trong tay sảnh 10 lá (hay còn gọi là Sảnh Rồng).Người chơi nắm trong tay Tứ quý 2.Người chơi nắm trong tay 3 sám cô.Người chơi nắm trong tay 5 đôi.

Thứ tự ưu tiên báo ăn trắng trong trò Sâm lốc đó là: Sảnh Rồng => Tứ quý 2 => Đồng màu => 3 sám cô và cuối cùng là 5 đôi. Khi bàn chơi Sâm có người thắng trắng, những người còn lại sẽ bị cóng do không đánh được lá bài nào. Những người này sẽ phải đền tiền cho người ăn trắng.

Xin làng (Cướp cái)

Xin làng là một trong những điểm cuốn hút riêng trong cách chơi Sâm lốc mà không phải trò nào cũng có. Khi người chơi cảm thấy bài mình quá mạnh, không người nào có thể cướp ngôi đầu của mình thì sẽ xin làng. Khi một người chơi xin hàng hay cướp cái, người này sẽ được đánh trước. Những người khác sẽ lần lượt chặn bài. Nếu người này vượt qua được tất cả lượt chặn từ người chơi khác thì sẽ được về nhất. Ngược lại sẽ phải đền làng.

Xin làng là một trong những điểm cuốn hút riêng trong cách chơi Sâm lốc

>>> Xem thêm: Cách chơi Uno

Những thuật ngữ trong Sâm

Hướng dẫn tính điểm trong cách chơi bài Sâm

Cách chơi Sâm lốc không quá phức tạp. Thế nhưng cách tính điểm của trò chơi này khá khó hiểu, đặc biệt là với những người chơi mới. Vậy nên nếu không muốn mất tiền một cách không đáng, bạn cần lưu ý thật kỹ cách tính điểm để tránh bị nhầm lẫn.

Thắng bình thường: Đối với Thắng bình thường, điểm được tính như sau: Tổng số lá bài còn lại x Mức cược + 2 + Tứ Quý (Nếu có).

Ăn trắng: Đối với Ăn trắng, điểm được tính như sau: Mỗi người chơi 20 lá x Mức cược + 2 + Tứ Quý (Nếu có).

Xin làng: Đối với Xin làng, điểm được tính như sau: Mỗi người chơi 20 lá X Mức cược.

Đền làng: Đối với Đền làng, điểm được tính như sau: 20 lá x Số người chơi x Mức cược.

Cóng: Đối với trường hợp bị Cóng, điểm được tính như sau: 15 lá bài x Mức cược + 2 + Tứ Quý (Nếu có).

Tứ quý chặt 2: Đối với trường hợp Tứ quý chặn 2, điểm được tính như sau: 15 lá bài/ con

Tứ quý chặt Tứ quý: Đối với trường hợp Tứ quý chặn tứ quý, điểm được tính như sau: 10 lá bài/ bộ

Thối 2: Đối với trường hợp người chơi bị Thúi 2, điểm được tính như sau: 5 lá bài/con

Chặt chồng: Đối với trường hợp Chặn chồng, điểm được tính như sau: 15 lá bài x Số lần chồng